Các ghi chép ban đầu Suối_nguồn_tuổi_trẻ

Sử gia Herodotos của Hy Lạp nhắc đến một loại nước đặc biệt ở vùng đất của người Makrovioi (Μακροβίοι), giúp người Makrovioi sống trường thọ.

Đến lượt mình, những người Ichthyophaga hỏi nhà vua về tuổi thọ và về chế độ dinh dưỡng của người dân tộc của ông, và được ông cho biết rằng đa phần họ sống đến một trăm hai mươi tuổi, một số người còn sống lâu hơn thế- họ ăn thịt đã luộc chín và không uống gì khác ngoài sữa. Khi người Ichthyophaga bày tỏ niềm kinh ngạc về sự trường thọ lâu đến vậy, nhà vua dẫn họ đến một suối nước, mà khi người dân [Makrovioi] tắm rửa, họ sẽ có được da thịt bóng bẩy và mượt mà, như thể được tắm trong dầu- và một mùi hương lan tỏa từ dòng suối tựa như hương hoa violet. Nước chảy rất yếu, họ kể, và không có gì nổi trên mặt nước, kể cả gỗ hay bất kì vật nào nhẹ hơn, tất cả đều chìm xuống đáy dòng suối. Nếu câu chuyện về suối nước này là thật, thì chính việc sử dùng nước của dòng suối một cách liên tục đã là nguyên nhân làm cho họ [Makrovioi] sống lâu đến vậy.[1]

Bức tiểu họa của Ba Tư khắc họa cảnh al-KhidrAlexandros Đại đế ngồi nhìn Dòng nước của Sự sống hồi sinh một con cá khô ướp muối.

Một câu chuyện kể về "Dòng nước của Sự sống" (the Water of Life) có trong các phiên bản Đông phương của những truyện kể về Alexandros Đại đế, trong đó miêu tả rằng Alexandros và người hầu băng qua Vùng đất của Bóng tối (Land of Darkness) để tìm dòng suối hồi xuân. Nhân vật người hầu được nhắc đến trong truyện này bắt nguồn từ các truyền thuyết Trung Đông về al-Khidr (Khidr), một nhà hiền triết được nói đến trong kinh Qur'an của Hồi giáo. Phiên bản tiếng Ả Rậptiếng Aljamiado của truyện này rất phổ biến ở Tây Ban Nha trong và sau giai đoạn bị thống trị bởi người Moor và có lẽ cũng được những nhà thám hiểm châu Mỹ biết tới. Những ghi chép thời kỳ đầu này đã tạo cảm hứng cho cuốn sách giả tưởng thời Trung cổ phổ biến thời đó, Những chuyến du hành của Jean de Mandeville, khi trong sách này cũng có nhắc đến Suối nguồn Tuổi trẻ ở chân một ngọn núi bên ngoài Polombe (ngày nay là Kollam,[2] Ấn Độ).[3] Do ảnh hưởng của những câu chuyện trên, huyền thoại về Suối nguồn Tuổi trẻ trở nên phổ biến trong nghệ thuật Gothic một cách nhã nhặn, chẳng hạn những chạm khắc về Suối nguồn Tuổi trẻ có trên chiếc hộp bằng ngà voi Casket with Scenes of Romances (Tráp với những Sự kiện Truyền thuyết về Anh hùng, số hiệu Walters 71264) cũng như một vài chiếc vỏ gương soi bằng ngà voi, và tiếp tục phổ biến suốt trong Thời đại Khám phá của châu Âu.[4]

Những hình chạm khắc về Suối nguồn Tuổi trẻ trên vỏ một chiếc gương soi thế kỷ 14 của Pháp.

Đặc điểm về tiếu tượng học (iconography) của Suối nguồn Tuổi trẻ ở châu Âu khá nhất quán, như các đặc điểm trong bức tranh của Cranach và những chạm khắc trên những vỏ gương soi có niên đại từ 200 năm trước: những người già, thường được cõng hoặc chở đến, xuất hiện ở phia trái, trút bỏ quần áo và xuống một cái hồ nước rộng đến hết mức không gian cho phép. Những người trong hồ nước trông trẻ trung và không mặc gì, và sau khi rời khỏi hồ nước thì diện những quần áo đẹp để đến dự buổi liên hoan một cách trang nhã, đôi khi bao gồm một bữa tiệc.

Cũng có vô số nguồn đề cập gián tiếp đến truyền thuyết này. Trẻ mãi không già là một sự ban tặng thường được kiếm tìm trong thần thoại và truyền thuyết, và những câu chuyện kể về những vật phẩm huyền thoại như hòn đá triết gia (philosopher's stone), thuốc trị bách bệnh (panacea) hay thuốc trường sinh bất lão (elixir of life) phổ biến khắp lục địa Á-Âu và những nơi khác. Một gợi ý bổ sung có thể tới từ chi tiết Hồ nước Bethesda (Pool of Bethesda) ở Jerusalem trong Phúc Âm Gioan, mà tại hồ này Giê-su đã chữa trị cho một người đàn ông.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Suối_nguồn_tuổi_trẻ http://www.flheritage.com/services/sites/floridian... http://books.google.com/books?id=Mip2dUc3ti4C&prin... http://imdb.com/title/tt0166198 http://www.lib.rochester.edu/camelot/teams/tkap2.h... http://www.gutenberg.org/cache/epub/782/pg782.txt http://www.keyshistory.org/Fontenada.html http://www.newworldexplorersinc.org/FountainofYout... http://en.wikisource.org/wiki/History_of_Herodotus... http://firstnews.com.vn/DanhMucSach/BookDetails?Bo... https://web.archive.org/web/20060824214351/http://...